Phương
pháp Suy niệm trong cầu nguyện còn được gọi là trí nguyện (mental prayer). Tôi
dùng trí hiểu để đọc hiểu bản văn và các chú giải Kinh Thánh liên quan, phân
tích từ ngữ, nối kết với các bản văn Kinh Thánh khác… để hiểu trọn vẹn ý nghĩa
của bản văn Kinh Thánh đang cầu nguyện trong sự nối kết với Thiên Chúa và kinh
nghiệm đời mình.
Chất
liệu: Các lời giáo huấn trong Kinh Thánh (câu chuyện, câu nói), các ý
tưởng của các thánh, các văn kiện Giáo Hội…
Các
bước chính bao gồm: Đọc – Suy – Cầu
Đọc
Đây
là một phần rất quan trọng trong phương pháp này. Nó tạo nền tảng cho các bước
sau. Bạn được mời gọi khám phá bản văn được trao cho dưới nhiều góc cạnh từ văn
hóa, lịch sử, các chú giải Kinh Thánh chính thức của Giáo Hội, cách ứng dụng
trong đời sống các thánh.
Việc
bám vào các bản văn gốc là rất quan trọng. Bạn có thể đối chiếu bản dịch của
cha Nguyễn Thế Thuấn với bản The Jerusalem Bible (tiếng Anh hoặc Pháp) là các
bản dịch từ tiếng Hipri và Hy Lạp, thêm vào đó là bản dịch chữ từ tiếng Hy Lạp
qua tiếng Anh; bản Vulgata (tiếng La Tinh) và nhiều tài liệu giá trị khác.
Các
bản đồ Kinh Thánh cũng giúp ích nhiều cho việc đọc hiểu bản văn Kinh Thánh.
Ngay cả việc hiểu biết tác giả và độc giả của bản văn cũng giúp ích nhiều. Tắt
một lời, để hiểu bản văn Kinh Thánh tốt, bạn nên học hỏi thêm về Kinh Thánh. Trong
khung cảnh Linh Thao, phần lớn phần này được người hướng dẫn Linh thao chuẩn bị
và trình bày.
Khi
cầu nguyện, bạn nên đọc chậm bản văn vài lần để trí nhớ có thể nhớ được hầu như
trọn vẹn bản văn được cho.
Suy
Nếu
chỉ dừng lại ở bước Đọc, đó mới chỉ là một giờ học Kinh Thánh mà chưa phải là
giờ cầu nguyện. Bạn được mời gọi suy niệm về điều vừa đọc để khám phá các tầng
nghĩa, và áp dụng nó vào bản thân mình xem Chúa muốn dạy tôi điều gì hay muốn
mời tôi làm gì.
Bạn
được tự do để dừng lại suy niệm những câu chữ, hình ảnh đánh động cho đến khi
cảm thấy thỏa mãn. Không nhất thiết phải suy niệm hết mọi điều trong bản văn đó.
Cầu/tâm sự
Phần
này nối kết tôi với Đấng tôi nghĩ về sau khi tôi đã hiểu rõ được ý tứ bản văn. “Lời Thiên Chúa
là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ
phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư
tưởng của lòng người.” (Dt 4, 12). Lời đó tác động vào tôi và mời gọi tôi
thay đổi nên tốt hơn mỗi lúc tôi suy niệm Kinh Thánh.
Thánh I-nhã nói nếu tôi chưa đạt được ơn xin của bài cầu nguyện thì hãy xin ơn
cho mình dám xin ơn đó. Nên nếu tôi chưa thay đổi được theo lời mời gọi của Đức
Giêsu hôm nay thì tôi hãy cầu xin cho tôi dám xin ơn được Chúa biến đổi.
Thực
hiện: Theo khung ba phần của một giờ cầu nguyện: Nhập nguyện – Các điểm suy
niệm – Kết nguyện/tâm sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét