27“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả
hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong
thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. 28Các người cũng vậy,
bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là
giả hình và gian ác!
29“Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả
hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công
chính. 30Các người nói: ‘Nếu như chúng ta sống vào thời của tổ
tiên, hẳn chúng ta đã không thông đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ.’ 31Như
vậy, các người tự làm chứng rằng các người đúng là con cháu của những kẻ đã giết
các ngôn sứ. 32Thì các người đổ thêm cho đầy đấu tội của tổ
tiên các người đi!
Nhập nguyện
Tập trung ý thức
- Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài – xin ơn Thánh Thần
Tổng nguyện: “Xin
cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của tôi chỉ quy hướng về việc phụng sự
và ca tụng Chúa”.
Đặt khung cảnh:
Trong giai đoạn cuối của hành trình dương thế, Đức Giêsu dạy về tinh thần sống
với nhau trong Hội Thánh; trong đó Ngài lên án lỗi sống giả hình của người
Pharisiêu (Mt 23, 13-32).
Ơn xin: Xin cho
tôi trung thực với chính mình bằng cách đón nhận lời khiển trách và dám sống
tinh thần ngôn sứ khi cần thiết phải khiển trách người anh chị em.
Lối cầu nguyện:
Suy xét [Gõ vào ô tìm kiếm Phương
pháp Suy xét]
Gợi ý cầu nguyện
1/ Tinh thần ngôn sứ (cc. 27.29)
Nói thẳng nói thật không phải là
điều dễ. Bởi sẽ, 1/ gây mất cảm tình với người nghe, 2/ bị ghét, trả thù. Thế
nên mới có nhiều người trở nên kẻ xua nịch, bởi có nhiều người chuộng lời đường
mật. Nói thẳng nói thật là “thuốc đắng”. Vậy khi nói bạn cần có động cơ tốt là
mong họ “giã tật”.
Đức Giêsu dạy: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,
32), hoặc “có thì nói có, không thì nói
không…” (Mt 5, 37); nhưng chắc chắn sự thật đó phải được diễn đạt một cách
bác ái,[1]
nghĩa là tốt trong động cơ và phù hợp trong cách diễn đạt.
Bạn hãy duyệt xét xem mình đã thi
hành vai trò ngôn sứ thế nào?
2/ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” (cc.
27-28)
Đức Giêsu chỉ ra sự dị biệt, bất
nhất giữa bên trong tâm hồn và biểu hiện bên ngoài của các Biệt Phái. Mời bạn
xét xem điều đó có diễn ra nơi bản thân mình? Nếu có bạn muốn sửa đổi thế nào?
Bạn có nhận ra điều bất nhất này nơi người anh chị em? Nếu thấy, bạn giúp họ bằng
cách nào?
3/ “Rửa tay” (cc. 29-32)
Đức Giêsu chỉ ra thái độ vô trách
nhiệm của các Biệt Phái bằng cách đổ lỗi cho quá khứ, cho người khác, và cho rằng
mình sẽ không như họ.
Mời bạn xét duyệt lại nơi bản
thân xem mình cũng có thái độ, hành động nào tương tự. Nếu nhận ra thì hãy tìm
cách sửa đổi. Cũng hãy làm tương tự để giúp người anh chị em nên hoàn thiện.
Kết nguyện
Bạn hãy nói với thầy Giêsu về những gì bạn nhận ra và quyết tâm
của bạn. Đoạn kết thúc bằng 1 Kinh Lạy Cha.
[1] Đọc thêm thông điệp Chân
lý trong bác ái http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Giaohoi/ThongDiep/02CaritasInVeritate.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét