12“Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ
tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu
anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. 13Đó sẽ
là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. 14Vậy anh em hãy ghi
lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. 15Vì
chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của
anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. 16Anh em sẽ bị
chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người
trong anh em. 17Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù
ghét. 18Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất
đâu. 19Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
Nhập nguyện
Tập
trung ý thức - Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài - Xin Chúa ban Thánh
Thần
Tổng
nguyện: “Xin cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của tôi chỉ quy hướng
về việc phụng sự và ca tụng Chúa”.
Đặt
khung cảnh: Khi đến sát thành Giêrusalem, Đức Giêsu dạy dỗ các môn đệ về
những gì sắp xảy ra trước khi mọi sự hoàn tất.
Ơn
xin: Xin cho tôi hiểu biết thâm sâu về ý nghĩa của hành trình đời
mình và cùng đích của mọi sự, để tôi can đảm cộng tác với Chúa
đến cùng mà hoàn tất nó.
Lối
cầu nguyện: Suy niệm [Gõ vào ô tìm kiếm
Phương pháp Suy niệm]
Gợi ý cầu nguyện
1/ Cơ hội làm chứng (cc. 12-13)
Nhân cơ hội người ta nói
về thành Giêrusalem tráng lệ, đức Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của
nó. Những dấu hiệu đi kèm là “tin giả” về sự giáng lâm của Chúa,
chiến tranh, điềm trời… Đây là ngôn ngữ biểu tượng, vì chúng vượt qua
những gì Đức Giêsu đang nói về thành Giêrusalem! Một cuộc thanh lọc xảy
ra, nhưng hơn cả một biến cố, một thời điểm, vì tất cả con người và
vạn vật mọi thời đều phải trải qua quá trình thanh lọc này.
Bách hại đức tin là
đỉnh cao của cuộc thanh lọc ấy. Đức Giêsu nói đến một cuộc bách hại
bằng tù đày và tra khảo. Ngày nay có một cuộc bách hại “êm dịu và
ngọt ngào” hơn khi mỗi cá nhân chúng ta khéo léo đưa mình vào vị trí
trung tâm. Khi đó, Thiên Chúa, tha nhân và mọi sự khác bị đẩy ra khỏi
vị trí và trở thành “phương tiện” phục vụ bản thân chúng ta. Bạn
hãy tưởng tượng một cuộc chiến không ngừng khi từng cá thể người
đều đang cố gắng để chiếm cho được vị trí trung tâm!
Cơ hội làm chứng, hay
còn có thể dịch sát là “nơi chốn” làm chứng cho Chúa của chúng ta là
đi ngược lại với những gì mang lại sự “êm dịu và ngọt ngào”, một
cách nói khác gọi là nỗ lực “vượt sướng”. Không phải để làm cho
đời chúng ta trở nên khổ sở, thiếu thốn; nhưng là để đánh thức sự
ngủ mê trong thế giới ấm êm mà quên đi những giá trị cao hơn là tình
yêu hi sinh, sự dấn thân cho công bình, tình huynh đệ, loan báo Nước
Thiên Chúa… và phần rỗi đời mình.
Nguyên ngữ của chữ “làm
chứng” có nghĩa là “tử vì đạo”.
2/ Biện hộ (cc. 14-15)
Khi bạn đứng về phía Thiên
Chúa để bảo vệ những giá trị của Ngài thì chính Ngài sẽ đứng về
phía bạn để bảo vệ bạn. Đức Giêsu nhắc chúng ta hãy “ghi lòng tạc
dạ” xác tín này. Chính Ngài sẽ ban cho bạn “cái miệng và sự khôn
ngoan” để biện hộ cho tất cả những điều đúng và chân thật.
Là Kitô hữu, bạn có đang
“bị bách hại” vì những giá trị bạn đang theo đuổi như chung thủy,
trinh tiết, thành thật, công bằng, tình huynh đệ, ưu tiên cho người
nghèo, bảo vệ môi trường sống, dành thời gian tương quan với Chúa…
Bạn thường bảo vệ những giá trị đó bằng cách nào? Bạn có lo lắng
rằng mình sẽ không thể biện hộ được cho những giá trị đó?
Hãy nói với Chúa về
những “bách hại” bạn đang gặp và xin Ngài trợ giúp bạn.
3/ Không thể tận diệt (cc.
16-19)
Ở đây, bạn có
cơ hội để kinh nghiệm về điều đức Giêsu đã nói rằng Ngài đến không
phải để mang hòa bình, nhưng là gươm giáo (x. Lc 12, 51) vì sự phân rẽ
giá trị xảy ra ngay trong chính gia đình và bạn bè thân hữu. Khi ta
sống giá trị của Chúa, đôi khi đi ngược lại với những điều người
thân quen yêu thích.
Dù bạn bị
bách hại trong chính gia đình, bạn bè, và bị mọi người thù ghét vì
bạn thuộc về Đức Kitô, hãy an tâm vì bạn sẽ không bị tận diệt. Sự
bách hại đó sẽ không thể làm cho tất cả các kitô hữu im lặng.
Thiên Chúa
biết tất cả, như Ngài đã đếm tóc trên đầu bạn (c. 18).
Ai trung thành
thì giữ được sự sống, không phải là sự sống sinh học đơn thuần—vì chưa
có ai trường sinh bất tử cả; nhưng là sự sống đã được chuyển hóa
thành “thiêng liêng”—điều sẽ giữ bạn lại cho hạnh phúc đời đời (c.
19).
Kết nguyện
Hãy nói với
Chúa về những hoàn cảnh khó khăn mà bạn đã cố bám giữ giá trị
của Chúa. Xin ơn trợ giúp trong hiện tại và tương lai.
Kết thúc bằng một Kinh lạy Cha.
(Ảnh: Bernardo Cavallino)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét