28Có
một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và những người thuộc nhóm Xa-đốc
tranh luận với nhau. Thấy Đức Giê-su đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi:
“Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” 29Đức Giê-su
trả lời: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa
chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. 30Ngươi phải yêu mến Đức
Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực
ngươi. 31Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận
như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” 32Ông
kinh sư nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên
Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. 33Yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như
chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” 34Đức
Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước
Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
Nhập nguyện
Tập
trung ý thức - Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài - Xin Chúa ban Thánh
Thần
Tổng
nguyện: “Xin cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của tôi chỉ quy hướng
về việc phụng sự và ca tụng Chúa”.
Đặt
khung cảnh: Sau khi vào thành Giêsuralem, theo tin mừng Mac-cô, Đức Giêsu tiếp
tục tranh luận với những người Biệt Phái và Kinh sư về nhiều điểm giáo lý khác
nhau.
Ơn
xin: Xin cho tôi hiểu biết thâm sâu giáo lý của Chúa để tôi yêu mến và sống
theo những giá trị của Ngài.
Lối
cầu nguyện: Suy xét [Gõ vào ô tìm kiếm
Phương pháp Suy xét]
Gợi ý cầu nguyện
Mọi luật lệ Thiên Chúa thiết định và đặt để một phần trong luật tự nhiên,
và cả nhân luật đều nhằm một mục đích: đưa mọi sự vào trong đúng trật tự của
nó để chúng vận hành trong một hệ thống hài hòa mà không triệt tiêu cái khác.
Trong xã hội loài người, luật lệ giúp con người sống đúng vai trò, cư xử
công bằng và bác ái đối với tha nhân. Trong Mười Lời (10 Điều Răn), có những điều
“bắt buộc” phải làm, có những điều “cấm” không được làm – cốt là để tình yêu được
thể hiện. Nhằm giúp giải quyết các thắc mắc tỉ mỉ về cách thức thực hiện, người
ta đã viết ra “văn bản dưới luật”/ “luật hướng dẫn”. Vì quá chi tiết nên những
điều chính yếu không được chú trọng, mà lại quá chú trọng đến những điều
giải thích chi tiết; thậm chí quên cả mục tiêu chính yếu của luật lệ.
1/ Yêu Thiên Chúa (cc. 28-30)
Khi được hỏi, Đức Giêsu đưa luật về điều căn cốt nhất của nó: Tình yêu
dành cho Thiên Chúa, được người Do Thái gọi là Kinh Shema. Họ đọc kinh này sáng-trưa-tối. Kinh Shema trở nên câu niệm mà mọi người đều thuộc lòng. Mời bạn niệm
câu kinh đó và cảm nghiệm về Thiên Chúa của bạn và tự nhắc mình về thái độ cần
có đối với Ngài. Yêu Thiên Chúa là để Ngài tự do hướng dẫn đời bạn, tự do huấn
luyện bạn.
2/ Yêu con người (c. 31)
Đối tượng gần bạn nhất để yêu thương đó chính là con người – một trợ tá
tương xứng (St 2, 18). Tuy vậy, con người bên bạn lại có tự do riêng, và rất
khác bạn về mọi mặt. Yêu thương người khác là đi bên họ, tôn trọng họ, hỗ trợ họ
để bạn và họ đều hoàn thành được giấc mơ của Chúa dành cho mỗi người. họ không
phải là boss (ông/bà chủ) của bạn; lại
càng không phải là osin (nô lệ, người
hầu) của bạn. Mời bạn xét xem mình đã sống một tình yêu đích thực như thế đối với
tha nhân chưa.
3/ Nguyên tắc tình yêu (cc. 32-34)
Câu 32-34 cho bạn
nguyên tắc đầu tiên của tình yêu: yêu Chúa và yêu người không tách rời nhau.
Nguyên tắc thứ
hai: chính Tình Yêu Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu nơi con người; Đức
Giêsu là kiểu mẫu yêu thương.
Nguyên tắc thứ
ba: Tình yêu không chỉ giới hạn trong xã hội loài người, mà phải tràn ra mọi thụ
tạo của Chúa, để tạo nên một mạng lưới sự sống và tình yêu.
Nguyên tắc thứ tư: Tình yêu thì lớn hơn mọi việc làm,
mọi hy lễ dâng lên Thiên Chúa.
Mời bạn xem xét
cách bạn sống tình yêu. Liệu chúng có tuân theo thứ tự các nguyên tắc trên? Hãy
nài xin Thiên Chúa ban cho bạn khả năng yêu thương như Ngài.
Kết
nguyện
Có thể hát ca
ngợi tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại.
Dâng một Kinh Lạy
Cha để cầu xin Thiên Chúa ban cho bạn khả năng yêu thương như các Ngài.
(Ảnh: Internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét