1Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ
lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
7Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất, nên nói với họ
dụ ngôn này: 8“Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng vào chỗ nhất,
kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9và rồi
người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông
nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống chỗ cuối. 10Trái
lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải
đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước
mặt mọi người đồng bàn. 11Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ
xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Nhập nguyện
- Tập
trung ý thức - Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài - Xin Chúa ban
Thánh Thần
- Tổng
nguyện: “Xin cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của tôi chỉ quy
hướng về việc phụng sự và ca tụng Chúa”.
- Đặt
khung cảnh: Trên đường đi “lên Giêrusalem” đức Giêsu (và các môn đệ) được
một Biệt Phái mời dùng bữa.
- Ơn
xin: Xin cho tôi được ơn hiểu và tin vào mặc khải đức Giêsu tỏ lộ và dạy dỗ
ngang qua những yếu tố đời thường; để tôi nhận ra điều gì là “chân lý” mà
nó đang bộc lộ, để tôi chọn lấy và sống theo.
- Lối
cầu nguyện: Suy xét [Gõ vào ô tìm kiếm Phương pháp suy xét]
Gợi ý cầu
nguyện
1/ Thực tế
(cc.1.7)
Bạn hãy đặt mình
vào trong bối cảnh đời thường, kinh nghiệm đời thường để xem các con người
chúng ta hành xử:
+ Thích dò xét
nhau. Câu chuyện của bạn và của những người bạn biết là gì?
+ Thích chen lên
“chỗ cao hơn”: nhớ lại những cách mình và người khác hay “nổ”/“chém gió”, dè bỉu
người khác, vu khống, nói xấu… Chủ thuyết Duy con người (Anthropocentrism) và
Tâm lý học hiện đại, một mặt đưa con người về đúng phẩm giá của nó,
nhưng thường con người lại có khuynh hướng đi quá xa khi từng cá nhân tự cho
mình là cái rốn của vũ trụ; dẫn đến Chủ nghĩa cá nhân (Individualism). Mọi
rạn nứt và đổ vỡ trong mối tương quan người-người, người-vũ trụ đều phát xuất từ
đây.
2/ Có nên
giả bộ? (cc.8-10)
Mời bạn đọc lại
chậm rãi vài lần câu chuyện đức Giêsu kể (câu 8-10).
+ “đừng
vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn” – phải chăng gắn liền
với một nỗi sợ “bị hố”? Sợ “phải xấu hổ mà xuống chỗ cuối”? Đây là hành động dựa
trên sự sợ hãi.
+ “hãy vào ngồi
chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên
cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn’” – Đây là thái độ
bên ngoài, một sự giả bộ nào đó để nhắm một điều khác. “Tâm thế” và “thần thái”
không đi đôi với nhau.
+ “Ăn trông nồi
ngồi trông hướng” – câu tục ngữ này dạy bạn hơn cả việc quan sát để hành xử
đúng, mà là biết nhìn đến bối cảnh chung, đến người khác.
Hãy tự xét xem bạn
thường sống và hành xử trong đời dựa trên nền tảng nào? Bạn quan tâm đến việc
xây dựng “tâm thế” hay “thần thái” và hành xử bên ngoài?
3/ Vị thế
đích thực (c.11)
“Phàm ai tôn
mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Mời bạn ngẫm
nghiệm và niệm câu này.
Suy xét nó trong
lẽ thường, và trong cái nhìn của Thiên Chúa.
Kết nguyện
Thân thưa với Chúa về điều bạn học được qua giờ cầu nguyện
này.
Kết thúc bằng một Kinh Lạy Cha.
Ảnh: Internet.