4Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo
đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng:
5“Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi
người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn
mất. 6Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu
ẩm ướt. 7Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó
chết nghẹt. 8Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó
sinh hoa kết quả gấp trăm.” Nói xong, Người hô lên rằng: “Ai có tai nghe thì
nghe.”
9Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. 10Người
đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn
với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà
không hiểu.
11“Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. 12Những
kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ,
kẻo họ tin mà được cứu độ. 13Còn những kẻ ở trên đá là những
kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời,
và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. 14Hạt rơi vào bụi gai: đó là
những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý
cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng
thành. 15Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm
lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết
quả.
Nhập nguyện
· Tập trung ý thức - Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài - Xin Chúa ban Thánh Thần
Tổng nguyện: “Xin cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của tôi chỉ
quy hướng về việc phụng sự và ca tụng Chúa”.
Đặt khung cảnh: Đức Giêsu giảng dạy ở miền Galilê (miền Bắc Palestin).
Nhiều người thuộc nhiều thành thị khác nhau tụ tập để nghe người giảng dạy.
Ơn xin: Xin cho tôi biết mở rộng đôi tai để lắng nghe điều đức Giêsu muốn
dạy tôi hôm nay ngang qua câu chuyện Ngài kể, để tôi biết đón lấy và sống theo
Lời Ngài.
Lối cầu nguyện: Suy xét [Gõ vào ô tìm kiếm Phương pháp Suy xét]
Gợi ý cầu nguyện
1/ Các mức
độ nghe (cc. 4-8)
Nghe phớt lờ:
Không chú tâm đến những gì người khác đang nói, lo ra chia trí. Lời người khác
nói chỉ tương đương với tiếng ồn mà tai bạn tiếp nhận được.
Nghe giả vờ: Bên
ngoài giả vờ đang nghe, nhưng trong lòng bạn đang bận tâm đến những ý tưởng của
mình, hoặc lo tìm cách chống lại điều người kia vừa nói; nên thực tế bạn không
tiếp tục nghe được điều người kia đang nói.
Nghe chọn lọc: Bạn
chỉ nghe những gì mình quan tâm, hợp gu, có ích; mà bỏ qua những gì
không hợp, trái với giá trị và quan điểm của mình.
Nghe chú tâm: Bạn
tập trung sự chú ý để lắng nghe người kia nói, nắm bắt và lưu giữ thông tin qua
lời nói, cử chỉ.
Nghe thấu cảm: Bạn
lắng nghe bằng mức độ của “nghe chú tâm” và đặt mình vào trong người kia để thấu
cảm những tâm tư, khao khát, đam mê… của người đó. Bạn hiểu sâu ý nghĩa của điều
họ đang cố gắng diễn đạt bằng những cách thức khác nhau: ngôn ngữ, hành vi, cử
chỉ, hình ảnh, câu chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp…
Bạn tự xét xem
trong đời thường mình “nghe” ở mức độ nào?
Câu chuyện dụ
ngôn này chắc chắn bạn khá quen thuộc. Thử hỏi xem mình đã “lắng nghe” được ý
nghĩa của nó chưa? Ở mức độ nào?
2/ Nói
khích tướng (cc. 9-10)
Đức Giêsu nói: “Anh
em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ
khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không
hiểu.” là kiểu nói khích tướng. Bạn ngẫm nghĩ xem mình thuộc về nhóm “được
ơn” hay “nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu”.
3/ Áp dụng
bản thân (cc. 11-15)
Theo như bản
văn, từ câu 11-15 là chính lời đức Giêsu giải thích dụ ngôn cho các môn đệ. Hóa
ra, tưởng là họ thuộc nhóm “được ơn” thế mà vẫn không hiểu gì!
Với sự chân
thành và khiêm tốn, bạn hãy tự đọc thật chậm từng câu và suy xét cho chính
mình.
Kết nguyện
Thân thưa với thầy
Giêsu về điều bạn khám phá được trong giờ cầu nguyện này.
Dâng lên một Kinh Lạy Cha để kết thúc.
Ảnh: Pinterest
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét