1Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ
Người rằng: 2“Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi
trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. 3Vậy, tất cả những
gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm
theo, vì họ nói mà không làm. 4Họ bó những gánh nặng mà chất
lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. 5Họ
làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật
lớn, mang những tua áo thật dài. 6Họ thích chỗ nhất trong
đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, 7ưa được người ta
chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là ‘ráp-bi’.
8“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là ‘ráp-bi’, nghĩa là
thầy, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với
nhau. 9Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em,
vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10Anh em cũng đừng để
ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô. 11Trong
anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12Ai
tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
Nhập nguyện
- Tập trung ý thức - Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn
chào Ngài - Xin Chúa ban Thánh Thần
- Tổng nguyện: “Xin cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt
động của con chỉ quy hướng về việc phụng sự và ca tụng Chúa”.
- Khung cảnh: Đây là một trong những lời dạy của đức Giêsu
về triều đại Nước Thiên Chúa đã gần đến. Thời đại bạn đang sống.
- Ơn xin: Giữa thời đại bùng nổ thông tin, xin cho tôi nhận
ra Vị Thầy Đích Thực để tôi biết chọn lựa lắng nghe và thi hành giáo huấn
của Ngài.
- Lối cầu nguyện: Suy niệm [Gõ vào ô tìm kiếm:
Phương pháp Suy niệm]
Gợi điểm cầu nguyện
Mời bạn dành thời gian để suy niệm
theo những điểm gợi ý sau:
1/ Nhiễu nhương “các thầy dạy”
(cc. 1-7)
Hiện tượng các vị
tỏ ra mình là thầy dạy của thời đức Giêsu: ép người khác giữ luật nặng nề còn mình
thì không, khoe mình đạo đức qua cách ăn mặc, tỏ ra mình trọng vọng để được kính
trọng và gọi là thầy. Thật ra thời nào cũng có kiểu người đó. Hơn nữa, điều đó
cũng đang có trong tôi, và được biểu hiện ở những hình thái khác nhau, đôi khi
tinh vi đến mức chính tôi cũng không nhận ra.
Thái độ cần có:
Chúng ta thường có khuynh hướng đánh đồng giữa con người và sự việc, giữa con
người và lời nói/hành động của của, giữa chính họ và những tật xấu của họ. Điều
này càng dễ bị rối do tính kiêu ngạo nơi bản thân chúng ta – cái cảm giác ‘tôi
tốt hơn người đó’. Đức Giêsu dạy: hãy tuân giữ những gì họ dạy (với thẩm quyền ông
Môsê) như bổn phận họ phải làm; nhưng đừng sống theo kiểu khoa trương của họ.
Mời bạn tự xét
xem tôi có thường bỏ ngoài tai tất cả những chỉ dẫn tốt lành, chỉ vì điều đó được
nói bởi một người mà tôi không thích?
2/ Thầy dạy
đích thực (cc. 8-12)
Mời bạn đọc từng
câu trong đoạn văn này. Dành đủ thời gian để chú ý đến từng chữ, từng vế; xét
duyệt bản thân trong vấn đề liên quan, ví dụ: Tôi có thường xưng danh “thầy” của
ai? Thái độ của tôi với những người khác? Ai là vị thầy đích thực của tôi? Là con
của “Cha trên trời” mang đến hệ quả gì trong đời tôi? Đức Kitô có là vị lãnh đạo
đích thực của tôi?...
Bạn thấy đức Giêsu
đã sống khiêm nhường thế nào? Bạn có tin vào muốn thực hành giáo huấn của Ngài:
“Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”
(c.12)
Kết nguyện
Thân thưa với thầy
Giêsu về điều bạn học được qua giờ cầu nguyện này.
Kết thúc bằng một Kinh Lạy Cha.
Ảnh: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét