28Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giê-su và
những người thuộc nhóm Xa-đốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giê-su đối
đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào
đứng đầu?” 29Đức Giê-su trả lời: “Điều răn đứng đầu
là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức
Chúa duy nhất. 30Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa
của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. 31Điều
răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng
có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó.” 32Ông kinh sư
nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên
Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. 33Yêu
mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận
như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” 34Đức Giê-su thấy
ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên
Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
Nhập nguyện
- Tập trung ý thức -
Ý thức Chúa hiện diện và kính cẩn chào Ngài - Xin Chúa ban Thánh Thần
- Tổng nguyện: “Xin
cho tất cả ý hướng, hành vi và hoạt động của con chỉ quy hướng về việc phụng sự
và ca tụng Chúa”.
- Khung cảnh: Sau
khi chứng kiến những cuộc tranh biện giữa Chúa Giêsu với người Pharisiêu và Sađốc
về việc nộp thuế và vấn đề sự sống đời sau, người Pharisiêu này đã tâm phục khẩu
phục.
- Ơn xin: Xin cho
tôi được ơn thành tâm thiện chí đi tìm những giải đáp hệ trọng cho đời
mình, và mềm mại áp dụng vào đời sống bản thân để được thay đổi.
- Lối cầu nguyện: Suy
xét [Gõ vào ô tìm kiếm Phương pháp Suy xét]
Gợi điểm cầu nguyện
Xin đề nghị một lối phân chia bản
văn: liên tiến
A: Thiện ý của
người đặt câu hỏi (c. 28)
B: Thiện ý của người trả lời (cc. 29-31)
A’: Thành tâm
hồi đáp của người đặt câu hỏi (cc. 32-33)
B’: Thành tâm hồi đáp của người trả lời (c. 34)
1/ Ông Pharisiêu (c. 28.
30-33)
+ Xưa nay khi nghe đến nhóm
Pharisiêu, người Pharisiêu bạn thường có cái nhìn thế nào về họ?
+ Ông Pharisiêu được nói đến hôm
nay đã lắng nghe cuộc tranh biện của đức Giêsu và nhóm Sađốc về sự sống
đời sau; và có lẽ ông cũng ở trong nhóm Pharisiêu đã tranh biện với đức Giêsu
trước đó về việc nộp thuế cho Xêda. Ông nghe và lắng đọng để nghiệm lại
các cuộc đối đáp đó. Ông nhận thấy đức Giêsu đối đáp rất hay. Hãy nhớ đến
một người có khả năng “đối đáp hay” rồi ngẫm nghĩ xem tôi đã nghe và nghiệm điều
họ nói thế nào. Tôi thán phục hay ghen tị? Tôi muốn đến học với họ hay muốn tìm
kẽ hở để bắt lỗi?
+ Ông Pharisiêu đã tiến đến gần
đức Giêsu và hỏi một câu quan trọng: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều
răn nào đứng đầu?” Là giới Biệt Phái, đó là vấn nạn thường được tranh cãi
giữa họ. Bạn hãy đọc các câu 32-33 để cảm nhận về sự thành ý của ông Pharisiêu
này: Ông cảm thấy thú vị và hoàn toàn chấp nhận câu trả lời của đức Giêsu “Thưa
Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng.”
Đặt mình trước sự hiện diện của
Chúa, hãy xét xem tôi có những thành kiến nào về người khác; và mức độ thành
tâm thiện ý của tôi trong các mối tương quan.
2/ Đức Giêsu (cc. 29-31.
34)
+ Hãy ngẫm nghĩ về khả năng tổng
hợp và đơn giản hóa vấn đề trong câu trả lời của đức Giêsu. Từ 248 điều khuyên
làm và 365 điều cấm làm, Ngài rút thành 2 điều: mến Chúa và yêu người (cc.
29-31). Hãy suy xét xem bạn thường có khuynh hướng đơn giản hóa hay phức tạp
hóa? Trả lời vào điều căn cốt hay diễn giải lòng vòng? Hãy dừng lại để học cách
của đức Giêsu. Ngài có biết Ngài đã dành rất nhiều thời gian để chiêm ngắm Chúa
Cha, suy niệm Kinh Thánh và ngẫm nghiệm cuộc đời?
+ Ngẫm nghĩ về cách đức Giêsu chuẩn
nhận lòng thành của ông Pharisiêu: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”
Hãy suy xét về cách Thiên Chúa chuẩn nhận bạn, và cách bạn hồi ứng với người
khác.
3/ Kết nối
Trong thời gian rất ngắn diễn ra
cuộc đối đáp, đức Giêsu và ông Pharisiêu đã kết nối với nhau rất sâu đậm; không
phải chỉ hiểu ý, mà còn quý tình. "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" là vậy.
Mời bạn dành thời gian để trải
nghiệm mối tương quan cá vị này với Chúa Giêsu.
Kết nguyện
Thân thưa với Chúa Giêsu về điều
gì bạn cảm hiểu được qua giờ cầu nguyện này.
Dâng một Kinh Lạy Cha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét